Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

Những con đường " xóa nghèo " của đồng bào Mông ở Yên Bái

Hình ảnh
Nhân dân đóng góp 2.000 ngày công Đưa chúng tôi đi thăm quan những tuyến đường mới được bê tông hóa từ trung tâm xã lên thôn Sáng Pao dài trên 400 m, hoàn thành cuối năm 2021, ông Hờ A VưBí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái chia sẻ: Khi bước vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng của xã còn nhiều hạn chế. Một bộ phận người dân chưa chịu khó vươn lên thoát nghèo, có tư tưởng trông chờ ỉ nại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, coi việc thực hiện xây dựng nông thôn mới là của Nhà nước nên chưa nhiệt tình tham gia. Nhiều người dân xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu góp sức làm đường giao thông. ​Năm 2021, xã tiếp tục triển khai nguồn vốn Đề án phát triển giao thông nông thôn và một số nguồn vốn của các tổ chức như: Kênh JUTU- Triệu làm đường hỗ trợ cát, sỏi, xi măng, sắt thép... cùng với gần 2.000 ngày công đóng góp ngày của nhân dân đã làm được 3 cây cầu qua suối đi thôn Háng Xê và Cu Vai và 1 km đường bê tông; kiên cố hóa được 2,1

Thanh niên dân tộc thiểu số ở Bạc Liêu chung tay làm cầu, đường giao GTNT

Hình ảnh
Nhiều chính sách chăm lo cho thanh nhiên đồng bào DTTS Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện nhiều chính sách ưu tiên đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh bởi vai trò của thanh niên DTTS rất quan trọng. Các em là những người thụ hưởng chính sách đồng thời cũng là lực lượng lao động trực tiếp, tham gia góp phần cho sự thành công của các chính sách đó. Đoàn viên, thanh niên tình nguyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tham gia dặm vá "ổ gà" trên đường giao thông nông thôn. Ảnh: Văn Tưởng Hàng năm, Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh tổ chức tuyển sinh khoảng 190 em/năm. Các em đều được hưởng các chế độ do Nhà nước quy định như: học bổng; được hỗ trợ quần áo, chiếc cặp, tập, viết, chiếu, được miễn phí 1 thẻ BHYT. Đặc biệt, các em học sinh học tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh thì không phải đóng khoản tiền nào. Bên cạnh đó, tỉnh Bạc Liêu cũng ưu tiên lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng và đưa vào quy hoạch để tạo nguồn lãnh đạo, quản lý

Những công trình giao thông mang dấu ấn của người Công giáo ở Bạc Liêu

Hình ảnh
Nhiều việc làm từ thiện, nhân đạo Theo Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (UBĐKCGVN) tỉnh Bạc Liêu, trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, người Công giáo tỉnh Bạc Liêu đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người Công giáo luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do Ủy ban Trung ương MTTQVN và Trung ương UBĐKCGVN phát động, tập trung vào hoạt động từ thiện, nhân đạo, giáo dục và y tế, với số tiền hơn 30 tỷ đồng. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu (nhiệm kỳ 2017 - 2022). Nổi bật là nhiều linh mục đã vận động giáo dân tại các giáo xứ, Họ đạo thực hiện các hoạt động bác ái, xã hội: làm cầu giao thông nông thôn, sửa chữa đường nông thôn, nhất là đã đóng góp xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, hỗ trợ nhà cho người già neo đơn. Họ cũng đã cùng chính quyền địa phương ủng hộ tiền, góp công và vật liệu; hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với tổng số tiền trên 4,1 tỷ đồng. Trong đó, Họ đạo Giá

Gia Lai: Phối hợp tổ chức tôn giáo vận động người dân giữ gìn trật tự ATGT

Hình ảnh
Một trong những giải pháp hữu hiệu để kiềm chế TNGT trên địa bàn tỉnh Gia Lai là các tổ chức tôn giáo tham gia tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật ATGT. TNGT liên quan đến đối tượng thanh thiếu niên tại huyện Kông Chro, Gia Lai TNGT tăng đột biến Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh Gia Lai, thời gian gần đây, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn diễn biến phức tạp, TNGT tăng đột biến, làm thiệt hại lớn về người và tài sản. Hiện tượng thanh thiếu niên điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm, rú ga, chạy tốc độ cao diễn ra ở một số địa phương nhưng chưa được phát hiện, ngăn chặn triệt để gây bất an cho người tham gia giao thông. Cùng đó, đặc biệt gia tăng tình trạng người chưa đủ tuổi điều khiển mô tô, xe máy tham gia giao thông gây tai nạn. Chỉ tính riêng trong tuần từ 1/9 đến ngày 7/9, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xảy ra 8 vụ TNGT, làm 7 người chết và 3 người bị thương (so với thời gian trước liền kề, tăng 100% số vụ, tăng 600% số người chết) Riêng hai ngày 10 và 11/9,

Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào thiểu số ở Sóc Trăng

Hình ảnh
Vai trò của người có uy tín được chú trọng Trong năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát triển, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm còn 2,85% (so với tổng số hộ DTTS). Hộ nghèo, cận nghèo DTTS đều được tiếp cận các dịch vụ xã hội; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục được chú trọng thực hiện. Bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS được giữ gìn, phát huy. Đường giao thông nông thôn được bê tông hóa chắc chắn, giúp cho người dân vùng đồng bào DTTS ở Sóc Trăng đi lại dễ dàng, giao thương hàng hóa thuận lợi. Đáng ghi nhận trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng chú trọng công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, phát huy vai trò của các vị chức sắc, chức việc, người có uy tín trong đồng bào DTTS. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với Ủ

Niềm vui của người dân, phật tử bên những cây cầu Bác Tư Sang

Hình ảnh
Tỉnh Long An có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Svay Rieng, Prey Veng của Campuchia, dài khoảng 133km, đi qua các huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường. Có cầu nối thông các tuyến đường ước mơ thành hiện thực Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong tỉnh, đặc biệt nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (người dân địa phương quen gọi bác Tư Sang) đã vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm xây dựng hàng trăm cầu, cống tạo thuận để người dân, phật tử, tín đồ, học sinh đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ khánh thành cầu giao thông nông thôn tại thị xã Kiến Tường Với số tiền 2 tỷ đồng, từ nguồn vận động của Bác Tư Sang, UBND thị xã Kiến Tường (Long An) đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 2 cầu (mỗi cầu 1 tỷ đồng) Kênh Ranh và cầu 30/4 (cũ) thuộc xã Thạnh Hưng, xã vùng

Người sáng tạo trong việc đưa chính sách, pháp luật đến với đồng bào DTTS

Hình ảnh
Vận dụng linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền Trong những năm qua, với vai trò là Trưởng phòng Tuyên truyền và Địa bàn, ông Nguyễn Duy Trường đã tham mưu lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách và thi hành pháp luật dân tộc đạt kết quả tốt. Từ đó, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ông Nguyễn Duy Trường, Trưởng phòng Tuyên truyền và Địa bàn (Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau) tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS năm 2022. Hiện tại, trên địa bàn Cà Mau có 20 cơ sở sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Hoa; 10 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào Khmer phân tán tại các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống. Đồng thời còn có 1 ngôi chùa (chùa Cao Dân) đã được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Để đẩy mạnh hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tỉ

Bao giờ 1.000 người Ca Dong bị " mắc kẹt " xóa được cách trở giao thông?

Hình ảnh
Do việc hợp nhất địa giới hành chính chưa phù hợp nên hơn 1.000 người dân tại thôn 3, xã Trà Vinh (Nam Trà My, Quảng Nam) sinh sống trên địa giới xã Đăk Nên (Kon Plông, tỉnh Kon Tum) sống trong cảnh chật vật bởi không được đầu tư hạ tầng giao thông, điện.... Đường vào thôn 3, xã Trà Vinh. Sống khổ trên đồi vì chồng lấn địa giới hành chính “ "Làm gì cũng phải tôn trọng ý kiến người dân. Mong rằng lãnh đạo hai tỉnh có phương án đề xuất với Trung ương sớm giải quyết để người dân không bị thiệt thòi". Ông Nguyễn Công Tạ - Bí thư Đảng uỷ xã Trà Vinh, Nam Trà My, Quảng Nam ” Từ trung tâm xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, Kon Tum) ngược lên núi về phía Đông khoảng 20km, ngôi làng thôn 3 này được xác định thuộc xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) nhưng địa giới hành chính lại là tỉnh Kon Tum. Phải mất hơn 2 giờ vượt đường rừng, chiếc xe mô tô của chúng tôi mới tới được ngôi làng nằm chênh vênh trên sườn đồi. Đường sá, công trình hạ tầng ở đây gần như chẳng có gì.

Từ gian khó, huyện nghèo Tu Mơ Rông đổi thay diện mạo

Hình ảnh
Sau 17 năm (2005 -2022), huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum) với 95% là người đồng bào thiểu số đã từng bước thay da đổi thịt trên vùng đất núi cao của dãy Trường Sơn... Người dân đồng lòng xây dựng nông thôn mới Trong gian khó 17 năm trước, ngày 1/6/2005, huyện Tu Mơ Rông được tách ra từ huyện Đắk Tô (Kon Tum). Khi mới thành lập, Tu Mơ Rông là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Kon Tum và của cả nước. Huyện có trên 27.000 người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 95%, chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng. Đây là vùng núi cao có địa hình phức tạp, thường bị chia cắt về mùa mưa, khí hậu khắc nghiệt, luôn phải đối mặt với thiên tai. Theo UBND huyện Tu Mơ Rông, xuất phát điểm của huyện trong điều kiện kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Đường sá, giao thông trắc trở. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 1,636 triệu đồng/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 135 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện chiếm tới 76%... Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Ng

Đồng bào Khmer ở Bạc Liêu hiến đất, góp công xây dựng giao thông nông thôn

Hình ảnh
Đồng bào Khmer hiến đất, góp ngày công xây dựng NTM Hưng Hội là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống của huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM), địa phương này rất tích cực trong tuyên truyền, vận động bà con, nhất là bà con đồng bào dân tộc Khmer đồng thuận đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, nổi bật là phong trào vận động người dân đồng bào tham gia hiến đất, góp ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình công cộng, văn hóa… Nhờ đó, góp phần đưa diện mạo nông thôn, vùng quê khang trang hơn. Con lộ dẫn về ấp Cái Giá, xã Hưng Hội đã được bê tông hóa chắc chắn, giúp người dân đi lại thuận tiện, nhất là vào mùa mưa. Anh Thạch Dương (ngụ xã Hưng Hội) chia sẻ: “Nhiều năm trước, con đường phía trước nhà tôi đi lại khó khăn lắm, nó là lộ đất đen. Khi có chủ trương làm con lộ bê tông bà con rất đồng thuận. Có người hiến đất, người góp tiền, góp ngày công chung tay xây

Người dân xã vùng giáo hiến 60.000 m2 đất xây dựng đường nông thôn

Hình ảnh
Xóm giáo hiến hàng nghìn mét đất mở đường Xã Thạch Hạ - là một xã ven đô trực thuộc thành phố Hà Tĩnh, những năm qua giá đất tại Thạch Hạ luôn "sốt". Tuy nhiên, giữa cơn sốt đất, các hộ dân tại đây vẫn không ngại hiến chục hàng nghìn mét vuông đất để mở rộng làm đường. Đường làng, ngõ xóm được bà con hiến đất mở rộng thuận tiện đi lại, sản xuất Chiếm 60% dân số của xã với gần 600 hộ dân, đồng bào công giáo thôn Trung, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) đã và đang phát huy nội lực, tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động góp sức xây dựng địa phương phát triển. Gia đình ông trưởng thôn Lê Đức Luận (54 tuổi, thôn Trung) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào mở đường tại đây. Đầu năm 2019, 2 đợt vận động hiến đất ông đều tham gia với diện tích 500m2 đất. Với cương vị là trưởng thôn, ông còn vận động bà con trong thôn cùng hưởng ứng phong trào hiến đất mở đường làm đẹp lối xóm. Đặc biệt, trong năm 2017, hơn 20 hộ giáo dân thôn Trung đã hiến

Giải pháp chấn chỉnh xe máy kéo tự chế gây mất ATGT tại Gia Lai

Hình ảnh
Khi lưu thông trên các tuyến đường tại các tỉnh Tây Nguyên nhiều phương tiện phải dè chừng bởi những chiếc máy kéo độ chế chở người và hàng hoá cồng kềnh chạy gây mất ATGT. Công an huyện Krông Pa (Gia Lai) tuyên truyền người dân sử dụng phương tiện máy kéo an toàn Tiện lợi nhưng đầy rủi ro Xe máy kéo nhỏ được sản xuất để phục vụ việc cày xới đất, thu hoạch nông sản nhưng nhiều người dân tại huyện Krông Pa lắp thêm rơ-moóc độ chế phía sau để chở hàng hóa, nông sản mỗi khi đến vụ thu hoạch. Việc làm này của người dân không những vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây TNGT khi lưu thông trên các tuyến đường. Năm 2021, anh Ksor Via (trú tại buôn Kơ Jing, xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa), đầu tư hơn 260 triệu đồng để mua chiếc máy kéo nhỏ phục vụ cho việc làm đất, chăm sóc, thu hoạch nông sản. Và để chiếc máy kéo trở nên đa năng hơn, anh Via tiếp tục bỏ thêm gần 90 triệu đồng để lắp thêm rơ-moóc độ chế phía sau cùng hệ thống tời, nâng ben đáp ứng nhu cầu vận chuyển nông sản t

Hiệu quả từ một quyết sách chưa từng có tiền lệ

Hình ảnh
Quyết sách chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hơn 75 năm của Quốc hội Kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (từ 20/7-31/7/2021) cũng là lúc dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp. Theo thường lệ, kỳ họp đầu tiên của một nhiệm kỳ thường đặt trọng tâm vào kiện toàn nhân sự, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp bất thường với 5 Bộ trưởng nghe báo cáo các vấn đề liên quan tới phòng, chống dịch COVID-19. Phần lớn dung lượng Nghị quyết 30/2021/QH15 là các giải pháp chưa có tiền lệ được trao cho Chính phủ để tăng cường phòng, chống dịch Ngay sau phiên họp gấp đó của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội lần đầu tiên có sáng kiến lập pháp “ứng vạn biến”, đó là vừa trình Quốc hội cho bổ sung chương trình, vừa xin chủ trương của Bộ Chính trị, vừa thảo luận, vừa biểu quyết trong 3 ngày, với sự đồng thuận rất cao. Sáng 24/7/2021, các đại biểu Quốc hội có mặt tại Hội trường Diên Hồng đã bấm nút đồng ý bổ sung vào chương trình kỳ họp những đ