Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2022

Bình Thuận: Có cầu, người dân qua sông không còn sợ " hà bá "

Hình ảnh
La Ngâu là xã vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Tánh Linh và là nơi sinh sống của người dân tộc bản địa Cơ Ho, Tày... Nhờ xây dựng nông thôn mới, đường giao thông nông thôn (GTNT) phủ đến từng xóm ấp, thay đổi diện mạo địa phương vùng sâu này. Cầu La Ngâu trên QL55 phá thế cô lập cho đồng bào miền núi huyện Tánh Linh (Bình Thuận). Cuộc sống đổi thay nhờ có cầu Cây cầu bê tông kiên cố thay thế cho những chuyến phà nối đôi bờ sông La Ngà đã chấm dứt cảnh luỵ phà của người dân đôi bờ. Chỉ mới một năm mà đời sống đổi thay hẳn. Chỉ tay về phía cầu La Ngà, anh Lê Văn Hào người dân bản 2 (xã La Ngâu) cho biết, trước khi có cầu người dân đi lại rất vất vả, đặc biệt khi vận chuyển nông sản phải qua phà, vừa nguy hiểm vừa tốn kém. Tại đầu cầu, ô tô, xe máy hối hả chở nông sản, hàng hoá tấp nập qua lại, tỏa đi nhiều nơi trong những ngày thu hoạch vụ mùa cuối năm. Các con đường thôn, ấp đều đã được thảm bê tông xi măng, người dân đi lại thuận lợi hơn. Những công trình công cộng như trung t

Gia Lai: Đổi mới tuyên truyền giúp giảm thiểu TNGT trong đồng bào thiểu số

Hình ảnh
Nhiều năm qua, TNGT liên quan đến người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai ở mức cao, vậy nên đổi mới hình thức tuyên truyền là một việc làm thiết thực nhằm kéo giảm TNGT trong thời gian tới. Siu Quên người gây TNGT trả lời giao lưu đêm tuyên truyền về pháp luật ATGT tại làng Quen Mép (X. Dun, Chư Sê). Đổi mới hình thức tuyên truyền Nhiều năm qua, TNGT liên quan đến người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai ở mức cao. Tuy nhiên, tình hình TNGT liên quan đến người DTTS vẫn ở mức cao. Vậy nên, đổi mới hình thức tuyên truyền là một việc làm thiết thực nhằm kéo giảm TNGT trong thời gian tới. Huyện Chư Sê (Gia Lai) có gần 50% dân số là người DTTS, nhiều bà con sống ở các làng xa xôi nên ý thức chấp hành về ATGT còn hạn chế. Vì vậy, huyện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức, để người dân vùng DTTS tích cực chấp hành pháp luật về giao thông, góp phần đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn. Để tuyên truyền có hiệu quả, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đã có nh

Gia Lai: Mong mỏi có cầu dân sinh cho vùng đồng bào thiểu số

Hình ảnh
Nhiều năm qua người dân hai xã Ia Vê (Chư Prông) và xã Ia Ko (Chư Sê, Gia Lai) đã tự gom góp để dựng 2 chiếc cầu tạm vượt suối dữ để làm rẫy và đưa con đến trường... Người dân 2 làng Tai Glai và O Bung (xã Ia Ko, H. Chư Sê) phải dùng cầu tạm để sang khu sản xuất tại xã Ia Vê (H. Chư Prông). Ảnh: Phương Dung Những chiếc cầu tạm ở vùng sâu Khoảng 10 năm trở lại đây, con đường đất và chiếc cầu tạm bắc ngang con suối Đục (Ia Ko, Chư Sê, Gia Lai) là quãng đường ngắn nhất của hàng trăm hộ dân đi lại vận chuyển nông sản đến khu sản xuất tại xã Ia Vê (H.Chư Prông). Đất đai của người dân xã Ia Ko nằm trong địa phận của xã Ia Vê. Và trước khi chưa có chiếc cầu tạm bắc qua suối đục thì gần 100 hộ dân của 2 làng Tai Glai và O Bung (X. Ia Ko) phải đi đường vòng hơn 20 km mới đến được khu đất sản xuất ở thôn Đồng Hải (xã Ia Vê). Ngược lại, người dân thôn Đồng Hải cũng đi qua suối Đục để qua xã Ia Ko để mua sắm, chở con cái đi học. Chiếc cầu dài tầm 5 m, chiều rộng khoảng 2,5 m, sàn kê bằng 4

Đầu tư hạ tầng, phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa Khmer

Hình ảnh
Quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chiếm 7,8% dân số của tỉnh (trên 74.000 nhân khẩu). Thời gian qua, các ngành, các cấp trong tỉnh luôn dành sự quan tâm, ưu tiên thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước cho đồng bào dân tộc Khmer. Nhờ đó, đời sống của bà con không ngừng được nâng lên. Diện mạo phum sóc ngày càng khởi sắc, tạo nên sức sống mới ở các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tuyến đường Thuận Hòa - Xiêm Cán được nhựa hóa giúp cho việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân, đặc biệt là người dân đồng bào dân tộc ở Bạc Liêu được thuận lợi, an toàn. Đặc biệt, TP Bạc Liêu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh, là đầu mối giao thương với các tỉnh nên TP Bạc Liêu có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế và văn hóa, xã hội. Đặc biệt, một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của TP Bạc Liêu là tiềm năng du lịch phong phú

Để học sinh trường nội trú trở thành tuyên truyền viên cho đồng bào mình

Hình ảnh
Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều em học sinh không may gặp TNGT tử vong, để học sinh đến trường an toàn, Ban ATGT tỉnh Gia Lai đã triển khai tập huấn kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho giáo viên và học sinh tại 3 điểm trường ở TP. Pleiku. Vụ TNGT ngày 11/9 tại TP. Pleiku khiến 3 anh em trong một gia đình người đồng bào thiểu số (độ tuổi học sinh) tử vong sau va chạm với với xe ô tô. Học sinh gặp nạn do TNGT “ Tuyên truyền viên với đồng bào mình "Chương trình ngoại khóa không những giúp học sinh hiểu biết sâu rộng các quy định của Luật Giao thông đường bộ, nâng cao kỹ năng lái xe an toàn mà khi về với gia đình, nơi sinh sống, mỗi em còn là một tuyên truyền viên tích cực góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc chấp hành pháp luật về ATGT, từ đó giảm thiểu TNGT". Thầy Hoàng Bình Châu -Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh: ” Theo Ban ATGT tỉnh Gia Lai, trong 10 tháng đầu năm 2022, TNGT trên địa bàn tăng cả 3 tiêu chí

Đường giao thông xoá thế " thâm sơn cùng cốc " vùng biên viễn

Hình ảnh
Một thuở giao thông cách trở, cuộc sống "nhiều không" Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có chiều dài biên giới trên bộ hơn 40 cây số. Thực hiện chủ trương di dãn dân ra biên giới để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ đường biên, cột mốc, huyện Bình Liêu đã hình thành lên nhiều điểm dân cư mới từ Mỏ Tòng xã Hoành Mô đến Phật Chỉ, xã Đồng Văn... Nhớ lại những năm tháng đầu tiên cùng bà con tự nguyện ra đây lập nghiệp, ông Chíu Văn Hạn, 76 tuổi, người dân tộc Dao Thanh Phán cho biết, khi đó, vùng này là khu hoang hóa không bóng người vãng lai. Lối vào chỉ là con đường mòn rậm rạp cỏ dại lút đến ngang đầu. Các hạ tầng khác phục vụ cuộc sống người dân chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Quốc lộ 18C phẳng lỳ từ chạy qua các thôn, bản giáp biên ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã mở ra cơ hội làm giàu cho đồng bào các dân tộc nơi đây "Gian khổ lắm, cuộc sống của bà con thực sự không khác "người rừng" vì điện không, trường học không, đường giao thông khó khăn, cách trở&

Gia Lai: Ia Kreng đổi thay từng ngày, người dân dần thoát nghèo

Hình ảnh
Ia Kreng là một trong những xã khó khăn nhất huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Những năm gần đây, xã này được đầu tư cơ sở hạ tầng cùng với đó là các chính sách hỗ trợ, người dân nơi đây dần thoát nghèo. Đường giao thông thuận lợi đã góp phần giúp người dân xã đặc biệt khó khăn dần dần vươn lên thoát nghèo. Mạnh dạn để thoát nghèo Ia Kreng một trong những địa phương xa nhất của huyện Chư Păh, đường sá khó khăn cách trở. Hơn 97,4% là người đồng bào thiểu số với tập tục canh tác lạc hậu, vậy nên câu chuyện thoát nghèo nơi đây là một bài toán nan giải. Để giúp người dân thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai hiệu quả các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ phân bón, cây - con giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Nhiều năm trước đây, khi lòng hồ thuỷ điện Sê San được ngăn lại để phát điện thì cũng là lúc người nơ

Có đường giao thông, đời sống đồng bào Khmer như khoác thêm áo mới

Hình ảnh
Hạ tầng giao thông phát triển, đời sống đồng bào nâng cao Là huyện nông thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, trong những năm qua, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) luôn quan tâm chăm lo cuộc sống cho bà con đồng bào dân tộc, xây dựng hạ tầng giao thông nối liền các khóm, ấp, giúp bà con đi lại thuận lợi, giao thương thông suốt. Đặc biệt là sự đoàn kết của nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại địa phương. Hạ tầng giao thông phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của bà con đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Theo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), tính đến cuối năm 2021, hộ đồng bào dân tộc đạt chuẩn gia đình văn hóa trên địa bàn huyện này chiếm hơn 93%. Đặc biệt có 100% ấp, khu dân cư có đông đồng bào dân tộc Khmer

Đồng bào dân tộc phấn khởi hiến đất làm đường, kéo " cái giàu " về quê hương

Hình ảnh
Đồng bào dân tộc thiểu số hớn hở hiến đất làm đường mới Những ngày trung tuần tháng 11, khi đến xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, sẽ thấy niềm háo hức của bà con các đồng bào dân tộc chờ đến ngày tuyến đường Khe Lục – Khe Nà từ trung tâm xã dài 7km vắt qua những dãy núi nối với trụ sở trung tâm xã Đại Thành cũ (xã Đại Thành, Đại Dực sáp nhập năm 2019) được khánh thành. Tuyến đường Khe Lục - Khe Nà xã Đại Dực sắp hoàn thành Đang cùng với nhóm bạn từ khu vực vùng núi cao xuống chợ trung tâm xã nghỉ bên vệ đường, chị Triệu Nhì Múi, hồ hởi cho biết: Nhà em cách đây gần chục cây số, nằm ở phía trung tâm xã Đại Thành cũ. Trước kia, khi có việc xuống phải xuống trụ sở xã xin giấy tờ, bà con phải đi từ sáng sớm trên những tuyến đường nhỏ, hẹp, lầy lội. Vào ngày mưa, những suối lớn dân cao ngập hết đường đi, bà con phải đi xuống thị trấn rồi qua xã Đông Hải, Đông Ngũ vòng lên mất mấy chục cây số. "Khi thấy chủ trương làm đường mới, nghe cán bộ phân tích cái lợi, thế là nhà em hiến luôn g

Thanh xuân bám bản, bám trường của các cô giáo vùng cao Hà Tĩnh

Hình ảnh
Có đến tận bản Rào Tre, xã Hương Liên của huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh mới cảm nhận hết sự khó khăn, vất vả của các cô giáo mầm non và học sinh vùng cao. Câu chuyện của những người trong cuộc thật cảm động và cho thấy biết bao sự gian nan để đưa con chữ lên ngàn. Thay phụ huynh vệ sinh cá nhân, đưa trẻ đến trường... Xuất phát từ thành phố Hà Tĩnh lúc trời còn tinh mơ với cái se se lạnh đầu đông. Sau 3 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến được với bản Rào Tre, xã Hương Liên - nơi có đông đồng bào dân tộc Chứt sinh sống. Với "thành tích" 23 năm cắm bản Rào Tre, cô Hương được ví như người mẹ thứ 2 của lớp trẻ dân tộc Chứt Thời điểm PV có mặt tại bản Rào Tre cũng là lúc 2 giáo viên “cắm bản” Hoàng Thị Hương và Lê Thị Thành (Trường mầm non Hương Liên, điểm trường bản Rào Tre) đang hoàn tất việc dọn dẹp, nấu ăn buổi sáng để còn kịp thời gian đến nhà từng người dân để đón các cháu đến lớp. Khác với các giáo viên vùng xuôi, công việc mỗi ngày của 2 cô giáo mầm non ở đây

Đồng bào huyện Lạc Dương đi đầu tỉnh Lâm Đồng thi đua hiến đất làm đường

Hình ảnh
Ông Nguyễn Xuân Quang, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Lạc Dương cho biết, do ngân sách hạn hẹp nên ở tất cả các dự án hầu như không có kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Huyện Lạc Dương đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc hiệu quả. Chính vì vậy, chỉ tính riêng 9 dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến đường từ năm 2020 tới nay, trên địa bàn huyện Lạc Dương đã có 752 gia đình và tổ chức hiến khoảng 85.000m2 đất. Chính quyền huyện Lạc Dương mở đường đến đâu đều được người dân tự nguyện hiến đất làm đường Theo ông Nguyễn Xuân Quang, để tạo được sự đồng thuận, trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư đều phối hợp với chính quyền địa phương gặp gỡ nhân dân, công khai, minh bạch về dự án, nói rõ dự án không có hạng mục bồi thường khi giải phóng mặt bằng. Nếu bà con đồng thuận hiến đất thì nhà nước sẽ triển khai dự án ngay. Những gia đình hiến đất cho nhà nước mở đường cũng sẽ được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng huyện Lạc Dương

Người dân tự nguyện hiến đất " xóa nghèo " ở vùng sâu Lâm Đồng

Hình ảnh
Hiến nguyên đồi đất đá để làm đường Ông Ngô Trí Thắng, cán bộ mặt trận thôn Lạc Nghiệp, cho biết, 3 thôn K’Nai, Lạc Lâm, Lạc Nghiệp - xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có tới gần 500 hộ dân với gần 3.000 nhân khẩu. Cách đây hơn 15 năm, sản xuất trong 3 thôn chưa phát triển, lưu lượng xe vào ra còn ít, đường vẫn đi được. Nhưng từ năm 2007, khi sản xuất ở 3 thôn K’Nai, Lạc Lâm, Lạc Nghiệp phát triển, với nhiều hộ dân sản xuất rau, củ quả, cà phê bằng công nghệ cao, đặc điệt là đã có nhiều trang trại sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Gap, lưu lượng xe vào ra thu mua nông sản tăng lên nhanh chóng, khiến con đường độc đạo này bị xuống cấp nghiêm trọng. Mùa khô bụi mù mịt, mùa mưa lầy lội, sụt lún, tiềm ẩn nguy cơ bị đứt gãy lưu thông. Đường làng K’Nai giờ đã khang trang sạch đẹp Có những năm mưa lớn, kéo dài, con đường độc đạo này không thể đi, dẫn đến những hệ lụy xấu đối với đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân. Nhiều bệnh nhân bị sốt rét ác tính, hoặc lâm trọng bệnh vào đ

Đắk Nông: Đồng bào Ê Đê phá rào hiến đất mở đường phát triển kinh tế

Hình ảnh
Đường đẹp nhờ sức dân Đến với thị trấn Ea T’ling (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), đi trên những con đường bê tông rộng thênh thang thẳng tắp, nối dài từ trung tâm thị trấn đến tận các thôn, bon và các xã vùng xa mới cảm nhận được hết “sức dân”, trong phong trào hiến đất mở đường của người dân nơi đây. Người dân hiến đất, đường Y Ngông được mở rộng, lát vỉa hè sạch, đẹp. Ảnh: Ngọc Hùng Con đường Y Ngông, Nơ Trang Gư nhỏ hẹp, lầy lội ngày nào nay đã trở thành con đường kiểu mẫu của thị trấn Ea T’ling. Đường rộng 13 mét, vỉa hè mỗi bên 4 mét được lát gạch sạch, đẹp. Theo lãnh đạo địa phương, đây là tuyến đường kiểu mẫu, hai bên đường các cổng nhà sau khi được người dân tháo dỡ, hiến đất mở đường, sẽ được thi công lại và sơn một màu thống nhất. Ông Y Hia Niê, một trong những hộ dân tiên phong đập bỏ tường rào, trụ cổng, hiến đất mở đường chia sẻ: “Đi họp nghe cán bộ thôn, xa