Gia Lai: Ia Kreng đổi thay từng ngày, người dân dần thoát nghèo
Ia Kreng là một trong những xã khó khăn nhất huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Những năm gần đây, xã này được đầu tư cơ sở hạ tầng cùng với đó là các chính sách hỗ trợ, người dân nơi đây dần thoát nghèo.
Đường giao thông thuận lợi đã góp phần giúp người dân xã đặc biệt khó khăn dần dần vươn lên thoát nghèo.
Mạnh dạn để thoát nghèo
Ia Kreng một trong những địa phương xa nhất của huyện Chư Păh, đường sá khó khăn cách trở. Hơn 97,4% là người đồng bào thiểu số với tập tục canh tác lạc hậu, vậy nên câu chuyện thoát nghèo nơi đây là một bài toán nan giải.
Để giúp người dân thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai hiệu quả các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ phân bón, cây - con giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.
Nhiều năm trước đây, khi lòng hồ thuỷ điện Sê San được ngăn lại để phát điện thì cũng là lúc người nơi đây có thêm khoản thu nhập từ đánh bắt thuỷ sản. Thế nhưng, người dân chỉ dừng lại ở câu chuyện chài lưới, đánh bắt ở lòng hồ. Việc người dân nuôi cá trên lòng hồ hầu như chưa bao giờ có trong tiềm thức của người dân. Nắm được điều này, huyện Chư Păh đã vận động người dân, triển khai mô hình nuôi cá đem lại nguồn thu nhập cho người đồng bào thiểu số.
Anh Rơ Châm Phyui (làng Dôch 1) là một trong những hộ dân đã mạnh dạn nuôi cá trên lòng hồ Sê San. “Trước đây, giao thôn đi lại khó khăn, nên người dân chỉ quẩn quanh ở làng, làm rẫy, làm mì. Thu nhập chẳng bao nhiêu. Những năm gần đây, việc đi lại thuận lợi gia đình tôi đã được tập huấn mô hình nuôi cá lồng. Được hỗ trợ lồng nuôi, cá giống và thức ăn cho cá nên bà con rất phấn khởi. Tôi thấy việc nuôi cá không mất nhiều thời gian mà hiệu quả, mỗi lứa cá thu được khoảng 30-40 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa rẫy”. Cũng theo anh Phyui, đường sá thuận lợi nên thương lái chạy xe ô tô về mua bán cá giá cả tốt.
Còn ông Rơ Châm Khok (làng Dôch 1, xã Ia Kreng) cho hay: “Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng mì, bắp và bời lời năng suất kém. Năm 2015, được cán bộ xã tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, tôi chuyển hơn 2 ha sang trồng cà phê, năng suất bình quân đạt gần 20 tấn tươi/ha. Sau khi trừ chi phí đầu tư, mỗi năm, gia đình thu về hơn 100 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với trồng mì, bắp”. Để có nguồn thu nhập ổn định như trên, ông Khok cho biết giao thông nông thôn hiện nay rất tốt. Rất thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư phân bón và vận chuyển hàng hoá về nhà. Người dân nơi này không còn chịu cảnh bị thương lái ép giá như xưa kia.
Ông Rơ Châm Unh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dôch 1 thì cho biết: Làng Dôch 1 có 143 hộ/526 khẩu. Hiện có khoảng 50% hộ dân trồng cà phê với diện tích hơn 30ha. Ngoài ra, người dân còn tham gia mô hình nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sê San, tham gia tổ nhận khoán bảo vệ rừng…
“Nhờ giao thông thuận lợi, người dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng hợp lý mà người dân có thu nhập ổn định, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Năm 2022, làng có 31 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 47,8%”-ông Unh chia sẻ. Năm 2018, huyện Chư Păh phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản tỉnh triển khai dự án nuôi cá lồng bè trên sông Sê San với sự tham gia của 30 hộ dân 2 làng Dôch 1 và Dip, tổng kinh phí 732 triệu đồng (ngân sách huyện 600 triệu đồng, người dân đóng góp 132 triệu đồng).
Ia Kreng (Chư Păh, Gia Lai) là xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Gia Lai.
Sẽ tiếp tục đầu tư giao thông thúc đẩy giảm nghèo
Theo UBND xã Ia Kreng, hiện có 571 hộ/1.967 khẩu, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm hơn 97,4%. Đối với những hộ dân có diện tích đất sản xuất ở những khu vực gần nước thì mạnh dạn chuyển sang trồng cà phê, cây ăn quả, chuối hột, chuối mốc và cải tạo vườn tạp; những hộ ít đất sản xuất chuyển hướng sang chăn nuôi bò, liên kết nuôi trồng thủy sản.
Ngoài ra, UBND xã đã phân công cán bộ phụ trách hộ nghèo, cận nghèo; thành lập tổ hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp để hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc, cắt cành, bón phân... Đến nay, toàn xã có 12,7 ha lúa nước, 181 ha lúa rẫy, 185 ha mì, 209 ha bời lời, 90 ha cà phê, 76,7 ha điều, 20 ha cây ăn quả, 6,5 ha rau các loại; trên 500 con bò và khoảng 2.000 con gia cầm.
Theo ông Siu Nhin - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dôch 2, năm 2022, làng Dôch 2 có 21 hộ thoát nghèo. Ngoài ra, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa được xây dựng khang trang giúp người dân có nơi sinh hoạt, giao thương thuận lợi.
Trao đổi với Báo Giao thông, Chủ tịch UBND xã Rơ Châm Tâm thông tin: 5 năm gần đây, xã Ia Kreng đã có nhiều khởi sắc, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông được cứng hoá từ xã đến các làng xa nhất. Nhiều khu sản xuất đã có đường giao thông đến được tận nơi. Người dân vì thế mà mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi đầu tư vào nông nghiệp. Đặc biệt, Ia Kreng là vùng khó nên khi giao thông phát triển thì người dân hưởng lợi rất nhiều.
Ông Tâm cho biết, năm 2022, xã có 78 hộ thoát nghèo, giảm 10% so với năm 2021. Hiện toàn xã còn 311 hộ nghèo (chiếm 54,4%), 116 hộ cận nghèo (chiếm 28,9%). “Những năm tới, xã tiếp tục duy trì, nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả và triển khai tốt các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn khuyến nông, đào tạo nghề để người dân tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế”, ông Tâm nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tâm, hiện nay xã đã có kế hoạch tranh thủ nguồn vốn nên sắp tới các hệ thống giao thông xuống cấp sẽ tiếp tục được đầu tư. Nhiều tuyến đường giao thông đi đến các khu sản xuất đã được lên kế hoạch để triển khai xây dựng trong thời gian tới.
Tôi là Hồ Quốc Việt hay được gọi là Adonis Ho là tác giả của website mekoong.com chuyên cung cấp các sản phẩm gốm sứ bát tràng, đồ thờ cúng, văn phòng phẩm, bộ đồ thờ, bàn thờ,... cùng với một số sản phẩm quà tặng khác như quà tặng gốm sứ, quà tặng in logo.
https://www.facebook.com/hoquocviet2000/
https://www.instagram.com/hoquocviet2000
https://www.tiktok.com/@hoquocviet2000
https://twitter.com/hoquocviet2000
https://www.pinterest.com/hoquocviet2000/
https://www.linkedin.com/in/hoquocviet2000/
https://t.me/s/hoquocviet2000s
https://about.me/hoquocviet2000
https://mekoong.com/ho-quoc-viet.html
Nhận xét
Đăng nhận xét